Giỗ mẹ vợ, chồng rút 2 triệu bảo gửi thắp hương khỏi về, tôi đặt mảnh giấy xuống bàn khiến anh vội thay đổi thái độ
Sát ngày giỗ, bố mẹ chồng báo xuống chơi, chồng liền bắt tôi ở nhà lo cơm nước cho ông bà, không được về làm giỗ cho mẹ.
Chồng tôi luôn yêu cầu vợ phải chăm lo cho bố mẹ anh chu đáo. Chỉ cần nghe tin ông bà ốm là anh vội vàng giục vợ mua thuốc thang, đưa đi khám, rồi mua đồ tẩm bổ. Nói chung, anh luôn yêu cầu vợ phải thể hiện vai trò dâu hiền, vợ đảm. Nhưng ngược lại, bên nhà vợ anh lại lạnh nhạt, thờ ơ, chẳng mấy khi có một lời quan tâm, hỏi han. Tôi góp ý, anh liền nhăn mặt:
“Việc bên đó chưa tới phận rể như tôi phải lo”.
Lần nào anh cũng chỉ buông 1 câu vô trách nhiệm như vậy để kết thúc câu chuyện giữa hai vợ chồng. Trong khi bên ngoại lại hoàn cảnh, mẹ tôi mất sớm, mình bố ở vậy nuôi 2 anh em tôi lớn khôn. Anh trai tôi làm ăn xa, nhà chỉ còn một mình bố ở, sức khỏe của ông lại yếu, vừa huyết áp cao, vừa tiểu đường nên thường xuyên nằm viện. Vậy mà mỗi lần bố ốm, tôi muốn về chăm ông vài ngày, chồng đều gắt gỏng:
Sponsored Ad
“Cô đã lấy chồng rồi, đừng có động tí lại lấy lý do để chạy về nhà đẻ. Nếu thương xót bố, lo không có ai chăm lo thì đừng kết hôn”.
Thực ra, trước mặt bố, tôi luôn cố giấu không để ông biết chồng mình sống thiên vị giữa 2 bên nội ngoại. Nhưng bố tôi rất tinh ý, chỉ nhìn qua là ông hiểu thái độ con rể của mình. Do vậy ông luôn giấu tôi chuyện ốm đau, tránh con gái biết lại sốt ruột về, ảnh hưởng hạnh phúc hôn nhân.
Sponsored Ad
Bố luôn giấu tôi chuyện ốm đau, tránh con gái biết lại sốt ruột về, ảnh hưởng hạnh phúc hôn nhân. (Ảnh minh họa)
Cuối tuần trước là giỗ mẹ, tôi đã nhắc chồng trước vài ngày để anh sắp lịch đưa vợ con về thắp hương bà. Vậy nhưng sát ngày giỗ, bố mẹ chồng gọi điện báo ông bà sẽ bắt xe xuống thăm cháu vào 2 ngày cuối tuần. Chồng tôi nghe vậy liền sai vợ:
“Mai bố mẹ xuống, em đi chợ làm mấy món ngon đãi ông bà”.
Nghĩ có thể chồng bận việc mà quên lịch về ngoại làm giỗ mẹ vợ, tôi nhẹ nhàng nhắc:
“Anh quên mai là giỗ mẹ, chúng mình…”.
Không ngờ chồng tôi không để vợ nói hết câu đã lớn giọng quát:
Sponsored Ad
“Giỗ gì mà giỗ. Chẳng mấy khi ông bà nội xuống chơi, cô liệu ở nhà lo cơm nước, đón tiếp ông bà chu đáo. Đừng để tôi mang tiếng không biết dạy vợ”.
Vừa nói anh vừa rút ví đưa tôi 2 triệu:
“Mẹ mất nhiều năm rồi, không nhất thiết giỗ nào cũng phải về. Cô chuyển khoản cho anh cô nhờ mua đồ thắp hương cho mẹ, khỏi về nữa. Ở nhà mà lo việc”.
Tới lúc này, tôi không kiềm chế được hơn, lớn tiếng nói lại:
Sponsored Ad
Sát ngày giỗ, bố mẹ chồng báo xuống chơi, chồng liền bắt tôi ở nhà lo cơm nước cho ông bà, không được về làm giỗ cho mẹ. (Ảnh minh họa)
“Nhà em không cần tiền của anh. Điều gia đình em cần là sự quan tâm, là trách nhiệm của con cái. Phụ nữ kết hôn không có nghĩa là hết trách nhiệm, không còn liên quan tới nhà đẻ.
Bao năm làm vợ anh, em tận tụy lo tròn bổn phận của 1 nàng dâu thảo, chỉ mong anh sẽ là 1 chàng rể hiền, biết quan tâm tới nhà ngoại. Chứ không phải em lấy chồng là cắt đứt không liên quan tới bố mẹ đẻ của mình. Bản thân anh cũng có con gái, anh có muốn sau này con anh lấy chồng, nó sẽ không còn liên quan, không báo hiếu anh. Anh mong chàng rể của anh sẽ coi bố mẹ vợ như bố mẹ đẻ, hay cũng như anh, thờ ơ, vô trách nhiệm với bên ngoại. Lúc ấy anh suy nghĩ gì?
Sponsored Ad
Còn nếu anh ép buộc vợ phải giũ bỏ trách nhiệm, bổn phận của người làm con với những người thân sinh ra mình thì chúng ta ly hôn. Em không thể gắn bó cả đời với người chồng luôn xem thường bố mẹ mình được”.
Nói rồi, tôi đặt luôn đơn ly hôn đã viết sẵn để xuống mặt bàn khiến chồng tái mặt. Lúc này anh mới hiểu rằng, sống với anh, tôi thực sự đã quá mệt mỏi mới chuẩn bị sẵn đơn ly dị như vậy. Nếu anh không thay đổi, tôi sẽ buông tay nên anh vội vàng xuống nước:
“Thôi được rồi, có gì vợ chồng cùng bàn bạc lại”.
Ngày hôm sau, anh chủ động đưa vợ về làm giỗ mẹ. Còn phía ông bà nội, anh gọi về rời lịch để ông bà lên chơi vào ngày khác. Bố mẹ chồng tôi biết lý do cũng vui vẻ đồng ý, nói rằng vợ chồng tôi làm như vậy là phải.